Kết hợp IoT và Blockchain- Lợi ích và thách thức

Kết hợp hai công nghệ mới đang phát triển mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức. Liệu IoT sẽ được hưởng lợi như thế nào và gặp những thách thức gì khi kết hợp nó với Blockchain?

1. IoT và Blockchain đang phát triển nhanh chóng

Có hai công nghệ mà chúng ta đã được nghe khá nhiều trong những năm gần đây, đó là công nghệ Blockchain và Internet of Things (IoT). Cả hai đều hứa hẹn thay đổi cách chúng ta sống và làm cho thế giới thuận tiện, an toàn và phi tập trung hơn.

Internet of Things đã được triển khai ở cả mảng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các thiết bị nhà thông minh như bộ điều khiển nhiệt độ và đèn chiếu sáng được kết nối internet là những ví dụ điển hình. Trong khi đó, các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng thiết bị IoT để giám sát hiệu quả của các quy trình trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần.

Ví dụ phổ biến nhất về công nghệ Blockchain là tiền điện tử. Lựa chọn thay thế cho tiền tệ truyền thống này có một số phẩm chất của vàng và kết hợp với một cơ chế phân quyền để quản lý và kiểm soát hoạt động của nó. Với việc không bị quản lý bởi ngân hàng trung ương, các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum và Litecoin có một quyển sổ cái công khai được liệt kê và lưu giữ trên “blockchain”. Các máy tính hoặc ‘nút’ hoạt động trên khắp thế giới sẽ xử lý và xác minh các giao dịch. Những loại tiền điện tử này đang được sử dụng ở một số lượng nhỏ với một xu hướng ngày càng tăng cho thương mại hàng ngày.

IoT & Blockchain

IoT& Blockchain

2. Các lợi ích đạt được khi kết hợp 2 công nghệ Blockchain và IoT.

Nhưng liệu các công nghệ mang tính cách mạng này có thể được kết hợp để khai thác những lợi ích từ cả hai cùng một lúc? Blockchain Internet of Thing được dự đoán có thể đạt giá trị 254 tỷ USD vào năm 2026 đi kèm với một số lợi ích sau:

Các cải tiến về bảo mật

Internet of Things đang bị kìm hãm bởi các vấn đề bảo mật cố hữu đi kèm với việc có nhiều thiết bị được kết nối với mạng. Chúng là mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng muốn phát động các cuộc tấn công Từ chối Dịch vụ Phân tán (DDoS) vì chúng có thể khởi động nhiều cuộVí dụ: ta có thể mua cà phê buổi sáng của mình từ Starbucks hoặc văn phòng phẩm, đồ nội thất từ Office Depot. Sự quan tâm đối với tiền điện tử đang bắt đầu tăng dần cùng với nhiều blog và trang web tin tức đưa tin về những phát triển mới nhất của chúng.c tấn công đồng thời để xâm nhập vào một mạng. Trong khi đó, các thiết bị IoT thiếu các cơ chế bảo mật mạnh để chống lại các mối đe dọa.

Tủ lạnh thông minh, bộ định tuyến WiFi và bộ điều khiển nhiệt độ được kết nối đều là những mục tiêu phổ biến cho kiểu tấn công này, đặc biệt khi chúng thường bị cài đặt bằng mật khẩu mặc định.

Công nghệ Blockchain :

Có thể được sử dụng để giải quyết thách thức bảo mật này. Đầu tiên, sổ cái trong blockchain được phân tán và bất biến, do vậy nó rất khó bị giả mạo. Các rò rỉ dữ liệu cũng có thể được xác định dễ dàng hơn vì chúng được ghi lại vĩnh viễn trong sổ cái. Ngoài ra, blockchain cung cấp mã hóa tốt hơn và có thêm một lớp bảo mật bổ sung, khiến tin tặc khó xâm nhập vào mạng hơn.

Lợi ích khi tích hợp Blockchain vào trong IoT

Lợi ích khi tích hợp Blockchain  vào trong IoT:

Khả năng mở rộng

 Khimạng lưới các thiết bị Internet of Things phát triển, sẽ càng khó xác thực và cấp phép cho từng thiết bị trên một mạng tập trung do yêu cầu tài nguyên ngày một lớn. Theo cách làm truyền thống, có nghĩa là ta cần có một số lượng lớn các dịch vụ mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu. Với công nghệ blockchain, những vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách cho phép tất cả các thiết bị trên mạng thực hiện xác thực. Điều này có nghĩa là các thiết bị IoT khác có thể thực hiện một số vai trò này, phân tải khối lượng công việc trên toàn bộ mạng và loại bỏ nhu cầu về các thiết bị tập trung có dung lượng lớn.

Tốc độ

Một mạng lưới phi tập trung trải rộng trên nhiều thiết bị Internet of Things cũng sẽ cho phép các hệ thống blockchain được tăng tốc. Công nghệ blockchain, đặc biệt là tiền điện tử, hiện đang bị cản trở bởi tốc độ xử lý giao dịch quá chậm. Với việc kết hợp Internet of Things và Blockchain, điều này có thể được giải quyết bằng cách thêm một sức mạnh đáng kể sức mạnh xử lý phân tán vào mạng lưới Blockchain.

Chi phí

Song song với tốc độ được cải thiện, việc xử lý blockchain phân tán trên Internet of Things có thể giúp giảm chi phí. Chi phí sử dụng máy tính công suất lớn sẽ được cắt giảm rất nhiều khi khả năng tính toán được dàn trải trên nhiều thiết bị nhỏ hơn.

Độ tin cậy

Các mạng IoT hiện tại thường có một thiết bị gateway để tất cả các thiết bị giao tiếp với nhau. Điều này tạo ra một điểm yếu an ninh mạng do nó có thể bị tấn công, dẫn đến toàn bộ mạng bị mất dịch vụ. Mặc dù backup và dự phòng có thể ngăn chặn hoặc hạn chế thời gian mất dịch vụ, nhưng đây là một giải pháp khá tốn kém. Sử dụng blockchain sẽ phân tán cả việc xác thực và cấp phép trên toàn bộ mạng, do đó nó sẽ khắc phục được điểm yếu trên.

3.Những thách thức và rào cản khi kết hợp hai công nghệ Blockchain và IoT

Mặc dù có nhiều hứa hẹn, việc kết hợp IoT và Blockchain vẫn có những thách thức chính cần xem xét:

Khả năng mở rộng

Một trong những khó khăn quan trọng mà IoT vẫn phải đối mặt là quy mô. Làm thế nào để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập bởi một mạng lưới nhiều cảm biến với tốc độ xử lý giao dịch tương đối chậm của Blockchain. Xác định trước một mô hình dữ liệu rõ ràng có thể tiết kiệm thời gian và tránh gặp khó khăn khi thương mại hóa sản phẩm.

Các thách thức khi tích hợp Blockchain vào trong IoT

Bảo mật giao dịch

Sử dụng blockchain công khai để chia sẻ lịch sử giao dịch trong sổ cái đối với mạng lưới thiết bị IoT là một rào cản. Việc phân tích mẫu giao dịch có thể được áp dụng để đưa ra dự đoán về danh tính của người dùng hoặc thiết bị đằng sau các public key. Các tổ chức nên cân nhắc yêu cầu về quyền riêng tư trong mạng IoT để xem liệu các hybrid hoặc private blockchain có đáp ứng được tốt hơn không.

Cảm biến

Độ tin cậy của các cảm biến IoT có thể bị suy giảm bằng cách can thiệp vào việc đo lường chính xác các tiêu chí cần đáp ứng để thực hiện một giao dịch. Các biện pháp đảm bảo tính toàn vẹn của các thiết bị IoT để chúng không thể bị thay đổi bởi các biện pháp can thiệp bên ngoài là chìa khóa để đảm bảo một môi trường an toàn cho việc ghi dữ liệu và các giao dịch.

4.Một vài ví dụ về việc áp dụng Blockchain trong IoT.
Chain of Things (CoT):

là một tổ chức bao gổm các kỹ sư công nghệ và các công ty blockchain hàng đầu. Tại đây mọi người nghiên cứu các case study về việc kết hợp giữa blockchain và IoT có thể mang lại những lợi ích đáng kể trong công nghiệp, bảo vệ môi trường và dự án nhân đạo . Cho đến nay, CoT đã xây dựng Maru, một giải pháp phần cứng tích hợp blockchain và IoT để giải quyết các vấn đề về danh tính, bảo mật và khả năng tương thích.

Tangle được phân tán cùng với tính năng giao tiếp giữa machine-to-machine. TangleIOTA là một giao thức cho các giao dịch nhanh chóng và đảm bảo toàn vẹn dữ liệu. Với sổ cái Tangle giúp loại bỏ việc xác thực giao dịch phức tạp và tốn kém, IOTA là một cơ sở hạ tầng đầy hứa hẹn cho các thiết bị IoT cần xử lý lượng lớn dữ liệu nhỏ. Sổ cái  còn hỗ trợ các thanh toán nhỏ không mất phí và dữ liệu của nó có cấu trúc chống lại tấn công của máy tính lượng tử. IOTA – được hỗ trợ bởi hơn 20 tập đoàn toàn cầu – đã xây dựng một thị trường dữ liệu từ các cảm biến và đang tham gia vào thị trường phân tích dữ liệu.

Riddle & Code :

cung cấp các giải pháp gắn thẻ mật mã sử dụng blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần. Hoạt động trên nền tảng tích hợp giữa các thiết bị IoT và mạng sổ cái phân tán, Riddle & Code cung cấp giải pháp phần cứng và phần mềm cho phép tương tác an toàn và đáng tin cậy với máy móc trong thời đại IoT – bằng cách cấp cho máy móc và bất kỳ thiết bị vật lý nào một ‘danh tính kỹ thuật số đáng tin cậy’.

Modum

kết hợp các cảm biến IoT với công nghệ blockchain, cung cấp tính toàn vẹn của dữ liệu cho các giao dịch liên quan đến các sản phẩm vật lý. Các cảm biến của Modum ghi lại các điều kiện môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ trong lúc hàng hóa vận chuyển. Khi hàng hóa đến điểm trung chuyển tiếp theo hoặc đến khách hàng cuối, dữ liệu cảm biến sẽ được xác minh dựa trên các điều kiện định trước trong hợp đồng trên blockchain.

Hợp đồng sẽ xác nhận khi các yêu cầu của người gửi, người nhận, hoặc cơ quan quản lý đặt ra được đáp ứng và tiếp tục thực hiện các hành động khác nhau như thông báo cho người gửi và người nhận, thanh toán hoặc giải phóng hàng hóa.

5/5 - (4 đánh giá)
Chào
Notice: Undefined variable: current_user in /home/vht/anhnt650/wordpress/wp-latest/wp-content/themes/blog-story/functions.php on line 439

Notice: Trying to get property 'nickname' of non-object in /home/vht/anhnt650/wordpress/wp-latest/wp-content/themes/blog-story/functions.php on line 439
! Bạn thấy nội dung này thế nào?

Trả lời